Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông là một trong những kỹ thuật cầu lông cực kỳ quan trọng. Khi di chuyển tốt sẽ giúp người chơi chuyển động gọn gàng, nhanh nhẹn hơn và phát huy được sức mạnh cũng như sự chính xác trong từng cú đánh.
Kỹ thuật di chuyển tốt sẽ giúp vợt thủ sẽ ít tốn sức mà vẫn bao quát được phạm vi sân cầu. Từ đó, giúp người chơi gia tăng sức bền mỗi khi tham gia thi đấu.
Trong thi đấu cầu lông nhất là khi đấu đơn, cần phải di chuyển bước chân liên tục lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái cùng với thực hiện các kỹ thuật đánh cầu trên một diện tích rộng 35m2 ở sân của mình. Vì vậy, nếu không có phương pháp bước chân nhanh và chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đánh cầu do phải tiêu tốn nhiều năng lượng dẫn tới mệt mỏi quá mức về thể lực ảnh hưởng tới thi đấu
Trên cơ sở của các kỹ thuật di chuyển bước chân cơ bản như bước đạp, bước vượt, bước nhảy, bước chéo, bước đệm, bước đôi. Người ta đã tập hợp thành các tổ hợp kỹ thuật di chuyển bước chân tổng hợp như: Tổ hợp kỹ thuật bước di chuyển chếch bên phải, kỹ thuật bước di chuyển chếch bên trái, kỹ thuật bước di chuyển trước, kỹ thuật bước di chuyển lùi sau chếch bên phải, kỹ thuật bước di chuyển lùi sau chếch bên trái, kỹ thuật bước di chuyển đơn bước, kỹ thuật bước di chuyển bước đệm bên phải, kỹ thuật bước di chuyển bước đệm bên trái, bật nhảy dừng trên không.
1/ Kỹ thuật di chuyển phải trái
1.1/ Di chuyển phải – lên lưới chếch bên phải
Nếu vị trí đứng của vận động viên hơi lệch lên trên, có thể dùng hai bước chéo chân để di chuyển lên lưới.
Nếu vị trí đứng của vận động viên lệch sau (gần đường biên ngang cuối sân) thì sử dụng kỹ thuật di chuyển bước chéo chân 3 bước. Chân phải bước 1 bước nhỏ ra phía trước sang phải, tiếp đó chân trái bước chéo lên trước vượt qua chân phải, sau đó chân phải lại bước theo phương hướng đó một bước dài đến được vị trí cần đến
Để có thể tăng nhanh được tốc độ di chuyển lên lưới, còn có thể sử dụng bước đệm di chuyển lên sát lưới, tức là chân phải sau khi bước 1 bước nhỏ ra phía trước mũi bàn chân hướng sang phải, thì chân trái nhanh chóng bước lên theo đến sau gót chân phải, lợi dụng sự đạp sau của cạnh trong bàn chân trái, chân phải bước vượt ra phía trước bên phải 1 bước dài.
1.2/ Di chuyển trái – lên lưới chếch bên trái
Phương pháp cơ bản của di chuyển lên lưới bên trái giống với kỹ thuật lên lưới bên phải, chỉ khác là phương hướng di chuyển ngược về bên trái. Ví dụ kỹ thuật di chuyển 2 bước vượt lên lưới bên trái.
1.3 Di chuyển phải – lùi sau chếch sang bên phải
Phương pháp di chuyển bước chân lùi sau nói chung đều ở tư thế nghiêng người di chuyển đến vị trí vung vợt đánh cầu. Nếu đứng chân phải hơi ra trước, thì trước hết hoàn thành động tác đạp sau của chân phải, tiếp đó xoay khớp hông sang phải ra sau để thành tư thế đứng nghiêng người với lưới, sau đó sử dụng bước đôi 3 bước lùi ra sau hoặc bước chéo lùi ra sau.
1.4 Di chuyển trái – lùi ra phía sau chếch bên trái
Khi đánh cầu trái tay, trước hết cần phải làm cho cơ thể xoay ra phía sau bên trái, lưng hướng vào lưới. Khi ở cuối sân bên trái, bất luận là lùi sau hai bước hay ba bước hoặc lùi bước chéo đều cần phải chú ý tới điểm này.
2/ Kỹ thuật di chuyển đơn bước trong cầu lông
Kỹ thuật di chuyển đơn bước là sự di chuyển chỉ một bước chân. Kỹ thuật này được sử dụng nhiều trong các trường hợp cầu đối phương đánh sang ở gần người.
Nếu ở gần lưới, người ta có thể dùng cách di chuyển này vì chỉ cần một bước là có thể thực hiện cú đánh phải. Hãy hạ thấp người xuống vào vị trí sẵn sàng bằng cách đặt chân phải phía sau chân trái và ngay lúc đó xoay thân mình về hướng ta muốn tới
Dùng chân phải đẩy tới và lao về phía trước, đưa tay cầm vợt lên cao, vươn về phía quả cầu. Sau đó di chuyển chân trái lại gần chân nhưng nó giúp ta tới được quả cầu mà không cần phải xoài người quá mức. Muốn trở lại vị trí ban đầu, hay di chuyển để đánh cú kế tiếp, hãy đưa chân phải về phía sau.
Nếu người tập ở gần lưới, bạn có thể dùng cách di chuyển này vì chỉ cần một bước là có thể thực hiện cú đánh trái. Hãy hạ thấp người xuống và vào vị trí sẵn sàng bằng cách đặt chân phải phía sau chân trái và ngay lúc đó xoay thân mình về hướng ta muốn tới.
Dùng chân phải đưa tới và lao về phía trước, đưa tay cầm vợt lên cao, vươn về phía quả cầu. Sau đó di chuyển chân trái lại gần chân phải nhưng nó giúp ta tới được quả cầu mà không cần phải xoài người quá mức. Muốn trở lại vị trí ban đầu, hay di chuyển để đánh cú kế tiếp, hãy đưa chân phải về phía sau.4/ Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông đánh đôi
3/ Kỹ thuật di chuyển kép (đa bước) trong cầu lông
Kỹ thuật di chuyển đa bước được áp dụng để đánh những quả cầu cách xa người. Di chuyển đa bước là sự di chuyển có sự thay đổi vị trí của hai chân và thường từ hai bước chân trở lên. Đây là một kỹ thuật rất đa dạng và phong phú.
4/ Kỹ thuật di chuyển bước đệm (nhảy) trong cầu lông
4.1 Di chuyển bước đệm sang bên phải
Người thực hiện hai chân đứng tách nhau, gót chân phải hơi kiễng, thân người hơi đổ về phía bên trái, cạnh trong bàn chân trái dùng sức đạp đất, chân phải đồng thời bước vượt 1 bước dài sang bên phải đến vị trí thích hợp để đánh cầu. Nếu khoảng cách hơi xa với điểm cầu đến thì chân trái lúc đầu có thể bước một bước đệm nhỏ sang bên phải, tiếp đó mới đạp đất, chân phải đồng thời bước vượt một bước dài đến vị trí đánh cầu
4.2 Di chuyển bước đệm sang bên trái
Người thực hiện đứng hai chân tách rộng, thân người hơi nghiêng sang phải, dùng sức của chân phải đạp đất, chân trái đồng thời bước vượt sang trái một bước dài đến vị trí thích hợp đánh cầu
Nếu khoảng cách tương đối xa với điểm cầu đến thì chân trái trước hết nên di chuyển một bước nhỏ sang bên trái, sau đó xoay người sang bên trái; chân phải (bước chéo trước) sang bên trái một bước vượt dài, lưng hướng về phía lưới khi đến vị trí, đánh cầu giống như đánh cầu trái tay.
5/ Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông đánh đôi
Với nhịp cầu trong mỗi trận sẽ rất nhanh nên chúng ta cần phải biết cách di chuyển trong cầu lông đôi sao cho thật hợp lý, đồng đội hiểu ý nhau để không bị trùng vị trí.
5.1 Vị trí đứng trong cầu lông đánh đôi
Khác với cầu lông đơn, 2 người trong đánh đôi sẽ đứng khoảng ⅓ sân kể từ vạch ngang. Người đứng đầu không nên đứng gần mép lưới để tránh bị giật mình đỡ cầu không kịp.
Người đứng đầu
Trong đánh đôi, người đứng đầu – gần lưới sẽ có nhiệm vụ chụp cầu, bỏ nhỏ cầu. Với nhịp độ nhanh nên người đứng đầu phải luôn sẵn sàng để vợt trước mặt để đỡ cầu lại ngay.
Di chuyển trong đánh cầu lông đôi là bằng những bước bật chứ bạn không thể áp dụng kỹ thuật di chuyển đơn bước được. Sau mỗi nhịp lên đỡ cầu bạn cũng bật nhanh lại vị trí ban đầu để đỡ tiếp đợt cầu sau.
Người đứng sau
Khác với nhiệm vụ bắt lưới của người đứng đầu thì đứng sau phải có nhiệm vụ bước bật để đỡ, đập hoặc lốp cầu ở 4 góc (2 góc cuối sân và 2 bên trái phải). Người đứng sau sẽ đứng ⅓ sân, bắt đầu từ vạch ngang cuối sân.
5.2 Một số kỹ thuật di chuyển trong cầu lông đánh đôi
Khi phòng thủ
Khi người sau lốp cầu xong thì 2 người bắt đầu dàng sang 2 bên. Một trường hợp khác là khi người sau đập cầu thì người trước di chuyển lên gần mép lưới để bắt 2 góc lưới, lúc này người sau chỉ lo đập hoặc trả cầu lại
Khi tấn công
Trường hợp 2 người bên kia trả cầu lại yếu, lúc này khi người sau trả cầu xong sẽ bước bật lên để tấn công liên tục. Người đứng trước sẽ di chuyển sang bên còn lại để lùi lại đằng sau hỗ trợ cho đồng đội của mình.
Sau khi bạn nắm được các kỹ thuật di chuyển trong cầu lông như đơn bước, đa bước thì đánh đôi điều quan trọng là hai người phải thật hiểu ý nhau. Nếu đánh đôi mà không hiểu nhau thì rất dễ bước trùng vị trí dẫn đến tạo cơ hội cho đối phương.
Trên đây là bài viết Tổng Hợp tất cả Kỹ Thuật Di Chuyển Trong Cầu Lông. Bạn hãy nắm thật kỹ và luyện tập thật tốt nhé! Chúc bạn thành công! Good Luck!